Đây là 2 nội dung quan trọng nhất tại công văn số 1083/BCT-TTTN ngày 1/3/2021 Bộ Công Thương gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ban hành hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng đang có dịch Covid-19.
Chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương
Thực hiện Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 theo Thông báo số 31/TB-VPCP ngày 25/2/2021 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xây dựng dự thảo hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng đang có dịch Covid-19.
Chiều ngày 1/3, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với các Bộ, ngành và các doanh nghiệp phân phối để cùng nhau thảo luận cũng như đưa ra những đóng góp ý kiến vào dự thảo hướng dẫn này. Về phía địa phương, Hải Dương, Hải Phòng tham gia đầu cầu trực tuyến. Ngay sau cuộc họp, Bộ Công Thương đã tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và trong chiều tối ngày 1/3, Bộ đã có công văn số 1083/BCT-TTTN gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ban hành hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng đang có dịch Covid-19.
Ngay sau cuộc họp diễn ra chiều ngày 1/3, Bộ Công Thương đã tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và trong chiều tối ngày 1/3, Bộ đã có công văn số 1083/BCT-TTTN gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về ban hành hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng đang có dịch Covid-19. |
Văn bản nêu rõ, sản phẩm hàng hóa, nông sản sản xuất và lưu thông trên địa bàn phải bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động vận tải qua lại, đi, đến vùng, khu vực, địa điểm có dịch nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế, giao thông vận tải như Công văn số 898/BYT-MT ngày 07 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa (đối với các phương tiện vận chuyển, lái xe, áp tải, bán hàng, mua hàng, bốc vác, gia công và hậu cần) và các quy định hiện hành khác.
Khi cần thiết, chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương (đặc biệt là các địa phương đang có dịch) để cấp các giấy tờ liên quan theo quy định về phòng chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân thu mua, tiêu thụ, đồng thời giải quyết nhanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân này thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn; xử lý, hướng dẫn và tiếp nhận các thông tin về khó khăn, vướng mắc trong việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản; thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đầu mối này (địa chỉ trụ sở, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử…) để các tổ chức, cá nhân biết, liên hệ khi cần thiết.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo các khu vực bị phong tỏa hoặc khu vực có ổ dịch trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân biết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp,bảo đảm lưu thông hàng hóa.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo điều kiện thực tiễn tại địa phương chỉ đạo, tổ chức thực hiện hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản và lưu thông trên địa bàn kịp thời, hiệu quả.
Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gửi Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) để xử lý hoặc tổng hợp báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện đồng bộ tại các địa phương
Trước đó, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản cho các địa phương vùng dịch, có một số vướng mắc khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản (có sản lượng lớn, đã vào vụ thu hoạch) của một số địa phương vùng đang có dịch (đặc biệt là tỉnh Hải Dương) và các tỉnh giáp ranh, trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản số 901/BCT-TTTN ngày 21/02/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề trên. Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế cần có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh việc mỗi địa phương tự áp dụng một cách như hiện nay.
Hệ thống bán lẻ đồng hành cùng nông dân Hải Dương |
Là địa phương trong điểm nóng dịch Covid-19 bùng phát lần 3, ông Vương Đức Sáng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương- thông tin, đến nay, dịch tại Hải Dương đã cơ bản được kiểm soát. Trong những ngày đầu khi địa phương thực hiện giãn cách xã hội, tiêu thụ nông sản trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay với sự vào cuộc của Chính phủ, các Bộ, ngành, trong đó, đặc biệt là Bộ Công Thương, đến nay, tiêu thụ nông sản đã cơ bản được giải quyết. “Sản lượng cần tiêu thụ như cà rốt thời điểm bắt đầu bùng dịch Covid-19 đợt 3 trên địa bàn Hải Dương là 50 nghìn tấn, đến nay còn 27 nghìn tấn, rau củ các loại 65 nghìn tấn nay còn 15 nghìn tấn; gia cầm các loại 5 triệu con, đến nay còn 2 triệu con, trứng gia cầm 3,9 triệu quả hiện còn 1 triệu quả…”, ông Vương Đức Sáng cho biết thêm.
Với vai trò là doanh nghiệp tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản Hải Dương từ đầu tiên (ngay khi bắt đầu đợt dịch Covid-19 lần 3), ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành khối cửa hàng khu vực Hà Nội GO! và Big C – nhấn mạnh, công văn của Bộ Công Thương hay giải trình của Bộ Y tế thì mọi văn bản đều khá rõ ràng. Tuy nhiên, khúc mắc ở đây vẫn ở khâu thực thi văn bản. Vấn đề cách hiểu các văn bản đưa ra và công nhận đang là vấn đề lớn nhất khi chúng ta đang phải đối diện với khủng hoảng này. Các địa phương đều thống nhất cách hiểu văn bản thì mọi việc sẽ rất thuận lợi.
Ông Lê Mạnh Phong cho rằng, vấn đề cần tháo gỡ cho các doanh nghiệp vận tải là chính để giúp họ có thể nhanh hơn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa. Đồng thời, việc quy định “Khi cần thiết chỉ định cơ quan đầu mối tại địa phương (đặc biệt là các địa phương đang có dịch) để cấp các giấy tờ liên quan theo quy định về phòng chống dịch đối với sản phẩm hàng hóa, nông sản cho các tổ chức, cá nhân tiêu thụ…” là hết sức cần thiết.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cầu giảm đi, có sự e dè nhất định của người tiêu dùng đối với sản phẩm ở vùng dịch và vùng xung quanh vùng có dịch, một số quy định quyết liệt trong phòng chống dịch nhưng vô tình lại gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa, nông sản của người nông dân và người sản xuất.
Do đó, việc nhanh chóng vào cuộc, ban hành công văn hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng đang có dịch Covid-19 gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các địa phương có một sự chỉ đạo chung, nhất quán trong việc xử lý thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nông sản vùng cho người dân, doanh nghiệp. Việc này, sẽ góp phần thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
- Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản tại Lạng Sơn (04-03-2021)
- Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số (04-03-2021)
- Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 (04-03-2021)
- Quản lý thuế kinh doanh qua mạng xã hội: Vẫn thách thức (04-03-2021)
- Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng (04-03-2021)