Sau khi Thông tư 40/2021/TT-BTC được ban hành, Tổng cục Thuế cũng đã thông qua Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) tổ chức họp trực tuyến với sự tham gia của các sàn giao dịch TMĐT lớn và Công ty Tư vấn kiểm toán quốc tế (EY, Deloitte) để hướng dẫn, trao đổi về việc xây dựng lộ trình để thực hiện. Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, việc triển khai nội dung qui định nêu trên đã đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch và mọi đối tượng chịu tác động đều được lấy ý kiến và cung cấp thông tin đầy đủ.
Ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết: Trên thế giới, đã áp dụng khá phổ biến việc quản lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhà cung cấp nước ngoài có giao dịch trên các sàn TMĐT, hoặc các nền tảng số. Theo đó, nghĩa vụ kê khai, nộp thuế GTGT đối với các giao dịch qua sàn TMĐT hoặc nền tảng số của các nhà cung cấp nước ngoài thuộc về các sàn TMĐT và nền tảng số. Tuy nhiên, quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh trong nước hoạt động trên các sàn giao dịch TMĐT, áp dụng sàn TMĐT khai thay, nộp thuế thay thì hạn chế hơn. Bởi hầu hết các quốc gia đánh thuế thu nhập kinh doanh thuần của các cá nhân, chứ không đánh thuế dựa trên doanh thu. Nếu họ áp thuế doanh thu để khấu trừ qua sàn TMĐT sẽ ảnh hưởng bất lợi đến dòng tiền của cá nhân kinh doanh, vì thu nhập của cá nhân kinh doanh biến động không tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng.
Tại Việt Nam thì khác, việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ, cá nhân kinh doanh, lại dựa trên doanh thu, nên theo ông Nguyễn Việt Anh, những bất lợi đối với cá nhân kinh doanh như nêu ở trên sẽ không phát sinh. Vì vậy, sử dụng cơ chế khấu trừ thuế thông qua các sàn TMĐT với điều kiện thực tế ở Việt Nam là phù hợp, cơ chế này sẽ tăng cường tính tuân thủ, giảm gánh nặng hành chính đối với người nộp thuế, giảm chi phí quản lý đối với cơ quan thuế.
Đó là việc quản lý thuế kinh doanh thông qua sàn TMĐT, các chuyên gia khuyến nghị rằng, việc quản lý thuế đối với các cá nhân kinh doanh sử dụng nền tảng mạng xã hội để quảng cáo, bàn hàng, giao dịch mới là thách thức đối với cơ quan quản lý thuế. Cá nhân kinh doanh thông qua sàn TMĐT đã có sàn TMĐT khai thay, khấu trừ nộp thuế thay. Thế nhưng, cá nhân kinh doanh qua nền tảng mạng xã hội, thì ai sẽ khai thay, nộp thuế thay, quản lý như thế nào? Đây vẫn là câu hỏi đối với các cơ quan chức năng, trong đó có ngành thuế. Thực tế, cá nhân kinh doanh tận dụng loại hình TMĐT tại Việt Nam hiện nay, chủ yếu sử dụng các nền tảng mạng truyền thông xã hội để quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ, ít hoạt động thông qua các sàn TMĐT chính thống. Muốn quản lý thuế kinh doanh thông qua mạng truyền thông xã hội, phải có các giải pháp phù hợp, trong đó có việc phải hiển thị được các thông tin (dấu vết số) cần thiết về hàng hóa, dịch vụ, giá cả giao dịch của các chủ thể kinh doanh... Thực tế, tại Việt Nam vẫn chưa có giải pháp nào hiệu quả để kiểm soát và quản lý thuế hữu hiệu đối với các hoạt động kinh doanh thông qua các nền tảng mạng xã hội.
- “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 (29-06-2021)
- Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản tại Lạng Sơn (29-06-2021)
- Bước ngoặt chuyển từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số (29-06-2021)
- Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến kiến tạo cơ hội kinh doanh sản phẩm thời trang ngoài trời Việt Nam – Hoa Kỳ 2021 (29-06-2021)
- Khuyến cáo khi mua các mặt hàng bánh trung thu rao bán trên mạng (29-06-2021)